(The Best Land Media) – Việc phát triển Cảng nước sâu Liên Chiểu góp phần tăng cường vị thế của Đà Nẵng như một trung tâm logistics quốc tế quan trọng. Phát huy thế mạnh, vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế Vùng, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Cảng Liên Chiểu sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2022, hoàn thành trước năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.
Nâng tầm vị trí phát triển của Cảng Liên Chiểu
Dự án bến cảng Liên Chiểu (hợp phần cơ sở hạ tầng chung) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 25/03/2021. Theo đó, mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng chung bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Tây Bắc Đà Nẵng.
Theo đồ án quy hoạch đã được điều chỉnh, cảng Liên Chiểu có ranh giới: phía Bắc giáp đèo Hải Vân, phía Tây giáp tuyến đường tránh Nam Hải Vân, phía Đông giáp Vịnh Đà Nẵng và phía Nam giáp sông Cu Đê. Quy mô dự án gồm các hạng mục chính như:
- Khu bến Container tiếp nhận tàu lên đến 8 nghìn TEUs (giai đoạn 1) và định hướng tiếp nhận các tàu lên đến 18 nghìn TEUs trong dài hạn. Quy mô quy hoạch gồm 8 bến tàu container có tổng chiều dài 2.750m cho tàu tương đương 20.000 DWT.
- Luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải lên đến 100 nghìn tấn (phía ngoài), và khoảng 30 nghìn tấn trọng tải các tàu cỡ nhỏ ở phía trong.
- Tổng số lượng bến có tổng chiều dài 1.550m, khu bến nội địa có chiều dài 1.200m, quy hoạch cho các tàu, sà lan trọng tải lên đến 5 nghìn tấn. Phục vụ gom hoặc chia hàng cho bến container, tổng hợp đến các cảng biển, thủy nội địa khác trong cả nước.
- Khu bến hàng lỏng và khí quy hoạch cho cỡ tàu 30 nghìn DWT, với quy mô gồm 6 bến, bố trí tại khu vực đê chắn sóng, kết nối với đê chắn sóng bằng các cầu dẫn. Các công trình hàng lỏng và khí được bố trí đủ khoảng cách an toàn trong bến cảng thuận tiện cho việc xếp dỡ. Riêng khu kho bãi đường sắt quy hoạch bãi tập kết, bốc xếp hàng hóa phục vụ đường sắt nhằm kết nối Cảng nước sâu Liên Chiểu với đường sắt cao tốc quốc gia trong tương lai.
- Kè chắn sóng, đê chắn sóng dài 2.000m đảm bảo che chắn sóng theo hướng Đông Bắc và Đông Đông Bắc. Trên mặt đê, quy hoạch các tuyến đường ống dẫn khí lỏng từ bến cảng vào đến kho hàng lỏng ở phía trên bờ.
Hình ảnh: Phối cảnh bến cầu cảng nước sâu Liên Chiểu Đà Nẵng (Nguồn: Internet)
Xây dựng cảng Liên Chiểu trở thành cảng biển hàng đầu Đông Nam Á
Cảng nước sâu Liên Chiểu được quy hoạch làm cảng Loại I và trong tương lai sẽ trở thành cảng đặc biệt. Nơi đây, hội tụ đủ các yếu tố như mớn nước sâu, kho bãi rộng, gần tuyến hàng hải quốc tế, thị trường hàng hóa dồi dào từ hành lang kinh tế Đông – Tây. Với tầm nhìn chiến lược, sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, cảng Liên Chiểu sẽ trở thành cảng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Dự án có quy mô rộng 450ha, tổng mức đầu tư qua 3 giai đoạn thi công lên đến hơn 32.800 tỷ đồng.
Cảng Liên Chiểu được quy hoạch trở thành cảng biển Loại I (trong số 3 cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam), với quy mô tiếp nhận được tàu hàng rời trọng tải lên đến 100 nghìn DWT, tàu container có sức chở 6.000 đến 8.000 TEUs, công suất đạt 50 triệu tấn/năm (tương đương 2,5 triệu TEU/năm). Nếu so sánh với các cảng biển hàng đầu Đông Nam Á, như: cảng Bangkok (Thái Lan) – với 2 bến tàu cùng 9 cầu tàu xếp dỡ hàng có công suất 1,5 triệu TEU/năm. Hay như cảng Manila (Philippines) đạt 1,2 triệu TEU/năm, cảng Penang (Malaysia) đạt 1,5 triệu TEU/năm.
Hình ảnh: Cảng Bangkok (Thái Lan) với 2 bến tàu đạt công suất đạt 1,5 triệu TUE/năm (Nguồn: Internet)
Được xác định là cảng biển của cả Miền Trung và là cửa ngõ ra biển ở quy mô quốc tế, cảng Liên Chiểu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác lớn. Có thể kể đến như, Công ty tư vấn cảng Nhật Bản (JPC) và thành phố Yokahama triển khai nghiên cứu tiền khả thi dự án. Ngoài ra, có sự đầu tư của Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Tập đoàn Adani (Ấn Độ), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong việc di dời ga đường sắt làm kho hàng cảng.
Cảng nước sâu Liên Chiểu cùng dư án di dời nhà ga đường sắt là 1 trong 7 dư án lớn của Đà Nẵng được giới thiệu, kêu gọi đầu tư tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022 (tổ chức ngày 25/6). Đây là 2 dự án trọng điểm, được Lãnh đạo thành phố xác định có vai trò quyết định then chốt với sự phát triển chung của Đà Nẵng và khu vực Tây Bắc Đà Nẵng nói riêng.
Hình ảnh: Cảng Liên Chiểu được quy hoạch trở thành cảng nước sâu Loại I của Việt Nam (Nguồn: Internet)
Với những lợi thế vốn có như trên, cảng Liên Chiểu được kỳ vọng là “điểm sáng” tạo bức phá ngành giao thông vận tải, logistics (kho vận và vận tải). Cả ngành du lịch và dịch vụ Đà Nẵng cũng sẽ được hưởng lợi, tạo thành mạng lưới thương mại quốc tế đa diện.
Vịnh Nam Ô Đà Nẵng đón tiềm lực bức phá
Sự góp mặt của cảng biển quốc tế Liên Chiểu đã làm tăng vị thế của Vịnh Nam Ô Đà Nẵng. Vùng vịnh này đang đón tin vui từ loạt kế hoạch về hạ tầng và phát triển du lịch, sẵn sàng trở thành “đô thị biển” đóng góp vào sự phát triển của Đà Nẵng nói chung và khu vực Tây Bắc Đà Nẵng nói riêng.
Một số dự án có thể kể đến như gói đầu tư thiết kế, nâng cấp cảnh quan tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành 500 tỷ đồng; Khai thác chợ Hòa Khánh thành trung tâm thương mại, dịch vụ trọng điểm của phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Cùng với đường biển sở hữu nét đẹp hoang sơ, Vịnh Nam Ô Đà Nẵng được dự đoán sẽ là điểm đến của các dự án thương mại, du lịch và dịch vụ mới hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng.
Song hành cùng các định hướng lớn của thành phố là sự chung tay của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chuyên gia lĩnh vực bất động sản nhận định, các dự án vĩ mô sắp hình thành kể trên thúc đẩy các lĩnh vực liên quan phát triển và phục hồi, trong đó bao gồm lĩnh vực bất động sản công nghiệp, công nghệ cao.
Riêng trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, có sự góp mặt từ sớm của các ông lớn, như: khu nghỉ dưỡng Lancaster Resort Nam Ô (Tập đoàn Trung Thủy), khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Làng Vân (Tập đoàn Vingroup), khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Mikazuki Đà Nẵng. Đặc biệt, sự xuất hiện của dự án căn hộ tích hợp trung tâm y học tái tạo Shizen Nami của Tập đoàn GotecLand nhận được nhiều chú ý.
Hình ảnh: Căn hộ Shizen Nami – điểm nhấn kiến trúc tại Vịnh Nam Ô Đà Nẵng (Nguồn GotecLand)
Điểm đến du lịch y tế hấp dẫn tại thành phố Sông Hàn
Trung tâm y học tái tạo AAA Intelligent Health ngay trong lòng dự án được Gotec Land bắt tay đầu tư cùng StemCells 21 (Thái Lan) – tập đoàn chuyên nghiên cứu về tế bào gốc, và Trudiagnostic – chuyên công nghệ ứng dụng và phần mềm giải mã gen tại Mỹ. Trung tâm được đầu tư với số vốn ban đầu lên đến 20 triệu USD.
Hình ảnh: Phối cảnh căn hộ Shizen Nami trên đường Nguyễn Tất Thành, ôm trọn Vịnh Đà Nẵng
Dựa trên lợi thế sẵn có về vị trí, nhà phát triển đã khéo léo lồng ghép các tiện ích tái tạo năng lượng như: hồ bơi muối khoáng xử lý bằng công nghệ Ozon, tổ hợp wellness spa, vườn thiền i-on, phòng thiền tĩnh, khu vui chơi trẻ em và quảng trường biển Nami… vào dự án.
Giới chuyên gia đánh giá, đây sẽ là điểm đến du lịch y tế (Medical Tourism) hấp dẫn tại Đà Nẵng. Bổ sung nguồn cung gần 500 căn hộ cao cấp, với nội thất trang bị đạt chuẩn 6 sao. Đảm bảo nguồn cung với mô hình căn hộ dịch vụ chất lượng dành cho các chuyên gia của cảng Liên Chiểu, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin của khu vực.
Nhờ sự xuất hiện của cảng biển quốc tế Liên Chiểu, cùng hàng loạt dự án phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh du lịch Vịnh Nam Ô nói riêng, du lịch biển Đà Nẵng nói chung.
TheBestLand.vn – THƯƠNG HIỆU BẤT ĐỘNG SẢN CÁ NHÂN luôn cam kết nổ lực không ngừng mang đến những thông tin thị trường hữu ích đến Quý nhà đầu tư.
Hotline: 0931.454.555 – 0972.700.420