Các ngân hàng trung ương tăng lãi suất sau quyết định của FED

23/09/2022

(The Best Media) – Một ngày sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất thêm 0,75% điểm, đồng loạt các ngân hàng tăng lãi suất. Việc các ngân hàng trung ương từ Châu Á đến Châu Âu cùng quyết định tăng lãi suất cơ bản nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, cũng như giữ đồng tiền không bị giảm giá so với đồng đô-la Mỹ.

Nhiều ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất

Cụ thể các ngân hàng trung ương của Philipines và Indonesia đồng loạt tăng lãi suất thêm 0,5%. Tại Châu Âu, ngân hàng trung ương Na Uy thông báo tăng lãi suất lên 2,25%. Trong khi ngân hàng trung ương Thụy Sĩ thông báo tăng thêm 0,75 điểm %.

Mức trần lãi suất cao hơn của FED chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đến đồng đô-la Mỹ, điều này sẽ gây bất lợi cho nhiều đồng tiền khác. Do vậy, tính hiệu quả của các biện pháp tăng lãi suất để giảm sức ép lạm phát, tháo gỡ khó khăn,tăng trưởng kinh tế vẫn là vấn đề nan giải.

cac-ngan-hang-trung-uong-the-gioi-tang-lai-suat-sau-quyet-dinh-cua-fed

Đồng loạt các ngân hàng trung ương thế giới tăng lãi suất sau cuộc họp của FED. (Ảnh: minh họa)

Chiều qua, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất thêm 1 điểm %. Và quyết định sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, ngày 23/09/2022. Có thể nói, đây là lần tăng lãi suất điều hành đầu tiên kể từ năm 2020, thời điểm mà NHNN đã liên tiếp giảm lãi suất để hỗ trợ cho nền kinh tế vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Mặc dù tăng lãi suất điều hành đầu vào, tuy nhiên, NHNN cho biết vẫn đang cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Động thái này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá phù hợp và linh hoạt trước cơn bão tăng lãi suất liên tiếp của nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Điều hành linh hoạt, chủ động chính sách lãi suất

Đây là lần đầu tiên NHNN tăng lãi suất sau 2 năm. Theo chuyên gia, mức tăng lần này là không tránh khỏi trong bối cảnh hơn 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát.

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho biết, “Nếu so sánh với các quốc gia khác thì việc chúng ta tăng lãi suất là nhỏ hơn rất nhiều. Như vậy, nó (lãi suất) vẫn phù hợp với quá trình hiện nay mà mình mong muốn. Đó là, vừa giữ vững tính ổn định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh phục hồi phát triển kinh tế”.

Việc tăng lãi suất điều hành sẽ giúp đảm bảo mức chênh lệch lãi tiền đồng cao hơn so với tiền đô-la Mỹ. Qua đó, duy trì vị thế nhất định của tiền đồng và giảm áp lực với tỷ giá. Bởi, hiện nay gần như các đồng tiền khác đều mất giá rất mạnh, từ 10-20% so với đô-la Mỹ.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh – Nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài Chính) cho biết, “Để cân bằng việc giữ mức giá ổn định của đồng tiền Việt Nam thông qua giữ vững mức tỷ giá hối đoái và phá giá ở mức nhẹ, chúng ta phải kết hợp đồng thời với biện pháp điều hành chính sách lãi suất theo hướng tăng nhẹ. Cùng với đó, tìm ra điểm cân bằng để giải quyết cùng lúc cả 3 bài toán: vừa ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Đồng thời, không ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thanh toán của nền kinh tế”.

Các chuyên gia cũng nhận định, lãi suất điều hành tăng sẽ tác động ít nhiều tới mặt bằng lãi suất ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, NHNN đã không tăng trần lãi suất cho vay trong đợt này, kết hợp với việc giữ hạn mức tín dụng ở mức 14% thì áp lực tăng lãi suất cho vay sẽ không quá lớn.

5/5 - (2 bình chọn)
Gọi tư vấn ngay
Chat qua facebook
Chat qua zalo